Tìm hiểu sự khác nhau giữa bánh trôi chay trên các vùng miền Việt Nam
– Những chiếc bánh trôi chay trắng tròn, dẻo thơm với nhân thường là đường phên già, hoặc đậu xanh hấp chín giã mịn với đường trắng.
Cao Bằng, Lạng Sơn
– Bánh trôi chay được gọi với cái tên nghe rất “dân tộc” – bánh Cóong phù.
– Thoạt nhìn thì giống bánh trôi chay ở đồng bằng Bắc Bộ, tuy nhiên, bánh khi thưởng thức còn được chan thêm nước đường mật mía đun nóng cùng gừng đập nhỏ, rắc thêm chút lạc rang giã nhuyễn để tăng thêm hương vị cho bánh.
Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương
– Bánh trôi ở đây thường không thưởng thức cùng với nước đường gừng, mà thường chỉ rưới một chút nước cột sắn ướp hương hoa bưởi lên khắp những chiếc bánh thành phẩm.
– Những chiếc bánh trôi chay trắng tròn, dẻo thơm với nhân thường là đường phên già, hoặc đậu xanh hấp chín giã mịn với đường trắng.
Miền Trung
– Bánh trôi chay ở các tỉnh miền Trung cũng giống với bánh trôi chay truyền thống ở đồng bằng Bắc Bộ. Viên bánh trôi khá to, có hình dáng hơi dẹt, dẻo mịn, thưởng thức cùng nước dùng đường gừng ấm nóng.
Miền Nam
– Bánh trôi chay ở miền Nam hay thường được gọi là chè trôi nước có khá nhiều nét tương đồng với bánh trôi chay truyền thống miền Bắc. Nhưng thay vì ấn dẹt các viên bánh thì bánh trôi chay ở miền Nam vẫn có hình dạng tròn xoe, nhân bánh chủ yếu là đậu xanh tán nhuyễn với dừa khô, hành phi và đường, cũng dùng kèm với nước đường gừng ấm áp, nhưng lại chan thêm chút nước cốt dừa để món chè trôi nước thêm béo ngậy, đúng chất miền Nam.
Leave a Reply